Đó là một câu hỏi tôi nhận được từ một bạn nhân viên, trước khi đi đến giải pháp, tôi nghĩ sẽ dễ hơn cho bạn nếu bạn biết cảm giác vui vẻ, hưng phấn, yêu thương, tích cực,… đến từ đâu. Khi đã biết chúng có được từ đâu thì việc bạn tạo ra và duy trì chúng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nào, let’s go
4 tác nhân khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tràn đầy hưng phấn
1. Endorphin – “heroin” cho cơ thể
Sở dĩ ta ví von endorphin như một thứ “thuốc phiện” là bởi vì công dụng chính của nó là giảm các cơn đau vật lý của cơ thể. Có thể thấy dễ nhất là khi ta vận động mạnh như tập thể dục, chơi các môn thể thao, lúc này do cơ thể ta vận động nên gây ra tình trạng mỏi cơ, có thể dẫn đến mệt mỏi lúc tập. Nhưng sau khi kết thúc buổi tập, bạn dễ dàng cảm thấy rất hưng phấn và thoải mái. Cảm giác này có được là do cơ thể tiết ra endorphin, giúp chúng ta giảm cơn đau nêu trên.
Bên cạnh đó , một số hoạt động giúp ta tiết ra endorphin như:
- Quan hệ tình dục : cảm giác khoái cảm có được là do endorphin tiết ra
- Làm từ thiện : cảm giác hạnh phúc, an yên,… khi giúp đỡ người khác cũng là do endorphin mà có được
- Ăn cay : khi cắn một trái ớt, kích thích vị giác khiến bạn ăn ngon miệng hơn cũng là do xuất hiện endorphin ở thời điểm đó mà ra
- Cười : bất kể bạn cười do vui hay cố gắng giãn cơ mặt để cười, thì đều tạo ra endorphin
- Hút thuốc phiện : chả có gì lạ khi rất nhiều người nghiện heroin và không thể bỏ được, vì khi sử dụng thuốc phiện là ta đang bơm thẳng morphine vào người, endorphin chắc chắn sẽ sản sinh hàng loạt giúp bạn hưng phấn lâng lâng tột độ
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cơ thể sẽ thích nghi dần với các hoạt động tạo ra endorphin, từ đó đòi hỏi cường độ cao hơn ở những lần sau để sản sinh ra lượng endorphin như lần đầu tiên. Ví dụ
- Nếu những ngày đầu tiên tập thể dục, cơ thể của bạn chưa quen với việc vận động cường độ cao, bạn chỉ cần 15 phút chạy bộ tốc độ 8km/h đã khiến cơ thể tiết ra lượng endorphin lớn, giúp bạn sảng khoái và có năng lượng cho cả ngày làm việc. Tuy nhiên sau 1 tháng tập, cơ thể đã quen dần với thói quen “15 phút chạy bộ tốc độ 8km/h” rồi, nếu tiếp tục duy trì cường độ đó, cơ thể của bạn sẽ tiết ra ít endorphin hơn. Nếu muốn tiếp tục có được sự hưng phấn như lúc ban đầu, bạn cần tăng cường độ lên (15 phút tăng lên 30 phút hoặc vẫn 15 phút nhưng tốc độ là 10km/h chẳng hạn…)
- Ăn cay ban đầu chỉ cần hơi cay (tương ớt) đã làm bạn cảm thấy ngon miệng nhưng về lâu dài cường độ cay phải lên thành ớt trái mới đủ khiến bạn cảm thấy ngon miệng
- Hút thuốc phiện : ban đầu chỉ cần hít liều lượng thấp cũng đủ nhưng về lâu dài cần chích trực tiếp vào cơ thể và liều lượng càng lúc càng nhiều hơn so với ban đầu để có thể “phê” như cũ. Kết quả dẫn đến sốc thuốc và chết do nguyên nhân này khá nhiều
2. Dopamine – động lực phấn đấu mỗi ngày
Dopamine được sản sinh ra khi :
- Chúng ta nhận được một thành tựu lớn và có ý nghĩa đối với bản thân (Đối với học sinh thì đạt hạng 1 học sinh giỏi trong lớp, đối với nhân viên bán hàng thì là hit target tháng, top sale…)
- Cảm giác sung sướng phấn khích khi cổ phiếu ta nắm giữ tăng giá
- Nhận được thông báo từ facebook :”đã có người vừa like ảnh của bạn, có người vừa comment bạn…” . Đây là nguyên nhân chính khiến ta nghiện facebook
Tương tự endorphin, các nhiệm vụ, thử thách cần được tăng đều theo thời gian để cơ thể tiết ra lượng dopamine như ban đầu:
- Đi làm ở công ty mới, tháng đầu tiên hit target cảm giác rất sung sướng và hạnh phúc, nghĩ rằng mình vừa đạt được thành tích rất “khủng”. Nhưng về lâu dài, khi nhận được cùng thành tích đó 6 tháng liên tục, thì lượng dopamine phát ra ở tháng thứ 6 sẽ thấp hơn rất nhiều so với tháng đầu tiên, đồng nghĩa với việc bạn cảm thấy việc hit target này cũng “bình thường thôi” , không có gì quá đáng kể. Lúc này, nếu được nhận quyết định tăng chức, có thể lượng dopamine sẽ phát ra nhiều hơn, vì lúc này nhiệm vụ trước mắt bạn sẽ khó hơn, thử thách nhiều hơn khiến bạn hưng phấn hơn
- Hồi nhỏ khi tập đi được xe đạp, bạn cảm thấy rất vui và thấy mình vừa làm được điều rất khó. Nhưng bây giờ bạn lên xe đạp chạy và thấy bình thường, không còn cảm giác đó nữa. Nguyên nhân là nhiệm vụ này không còn đủ khó để dopamine phát ra nữa
Việc dopamine cần độ khó của thử thách cao hơn để tiết ra là cực kỳ quan trọng. Nó là khởi nguồn cho toàn bộ sự phát triển của nhân loại. Nếu không cần tăng độ khó mà ta vẫn cảm thấy thoả mãn và tự hào, thì không có sự cố gắng, sự ham muốn những điều tốt đẹp hơn, những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng sẽ không có. Giờ đây các bạn vẫn phải ở nhà xây bằng lá, ánh sáng thì lấy từ đèn dầu, không có khái niệm internet, điện thoại thông minh …
Có thể tìm thấy dopamine ở đâu ?
- Tập thể dục làm cơ thể sản sinh ra dopamine khi bạn hoàn thành mục tiêu tập luyện cao hơn (phá vỡ kỷ lục bản thân có thể chạy được 6km trong 30 phút, hoặc lần đầu tiên có thể nâng được mức tạ 30kg…)
- Ngủ đủ giấc : cơ thể chúng ta có xu hướng sản sinh dopamine cực đại vào buổi sáng và giảm dần đến tối, thiếu ngủ có thể làm gián đoạn hoạt động này
- Nghe nhạc, thiền, tắm nắng, ăn uống đủ chất vitamin…
- …
3. Serotonin – Sự tự hào và hãnh diện
Serotonin được sản sinh ra khi :
- Sự tự hào khi thấy người khác ngưỡng mộ mình lên nhận thưởng. Đây cũng là lý do các doanh nghiệp thường xuyên có những buổi lễ trao thưởng tuyên dương những cá nhân xuất sắc. Mặc dù không nhận được phần thưởng bằng tiền nhưng serotonin vẫn tiết ra khiến nhân viên cảm thấy rất tự hào
- Sự tự hào khi lên nhận bằng tốt nghiệp đại học, đánh dấu bước thay đổi lớn trong cuộc đời, đồng thời cũng là sự công nhận của xã hội vì những gì mình đã nỗ lực
Serotonin có tính lan truyền và kết nối
Nhờ serotonin mà một người tốt nghiệp đại học sẽ cảm thấy tự hào, cảm nhận được sự tự tin và tinh thần dâng cao khi họ bước lên sân khấu để nhận bằng tốt nghiệp. Và đây là phần quan trọng nhất. Vào giây phút những người tốt nghiệp đại học cảm nhận được serotonin đang chảy trong tĩnh mạch, khi nhận bằng tốt nghiệp thì cha mẹ của họ, những người đang ngồi trên hàng ghế khán giả cũng đột nhiên nhận được serotonin và cảm thấy tự hào giống như con của họ vậy. Và đó chính là điểm quan trọng. Serotonin đang nỗ lực để củng cố sợi dây liên kết cha mẹ và con cái, giáo viên và học sinh, huấn luyện viên và cầu thủ, ông chủ và nhân viên, lãnh đạo và người thừa hành.
Đó là lý do tại sao khi ai đó nhận được phần thưởng thì người đầu tiên họ cám ơn là cha mẹ, ông chủ, huấn luyện viên, Chúa hay bất cứ ai họ cảm thấy đã mang đến sự ủng hộ, bảo vệ mà họ cần để thực hiện được những dự định của họ. Và khi những người khác mang đến cho chúng ta sự bảo vệ và giúp đỡ, nhờ serotonin, chúng ta cảm nhận được trách nhiệm của mình với họ.
4. Oxytocin : chất tình yêu, quan hệ xã hội
Oxytocin là cảm giác của tình bạn, tình yêu hay niềm tin sâu sắc
Oxytocin được sản sinh ra khi :
- Ta có những mối quan hệ thân thiết và có thể tin tưởng (bạn thân, đồng nghiệp thân…)
- Cử chỉ vuốt ve, hôn …
- Nhắn tin với người yêu
- Trong những buổi nhậu
- Team building
- …
Chuyện gì xảy ra nếu không có Oxytocin?
- Ta luôn phải cảm thấy đề phòng , nghi ngờ
- Không có niềm tin với tất cả mọi mối quan hệ
- Ích kỷ , vô cảm với nỗi đau của người khác
Không giống như endorphin, dopamine hoặc serotonin mang lại cảm xúc hài lòng trong chốc lát, oxytocin là cảm xúc kéo dài. Chúng ta càng dành nhiều thời gian bên cạnh một ai đó, oxytocin càng tiết ra nhiều hơn. Khi chúng ta tin tưởng họ và có được sự tin tưởng của họ, thì càng có nhiều oxytocin chảy trong cơ thể chúng ta, và sự tin tưởng càng lúc càng nhiều hơn .
- Làm việc lâu ở một công ty , ta có xu hướng thân thiết với đồng nghiệp ở đó hơn là công ty mới
- Học chung với bạn bè 3 năm sẽ có xu hướng thân thiết và tin tưởng hơn so với bạn bè gặp ở lớp tiếng anh
- …
Như vậy, thông qua việc hiểu biết 4 tác nhân dẫn đến niềm vui và hạnh phúc, cũng như biết được cần làm gì để tạo ra chúng, các bạn có thể áp dụng cho chính bản thân của mình. Chúc các bạn may mắn