Đừng trở thành nạn nhân

Cuộc sống , nếu bạn trở thành “nạn nhân”, sẽ rất thê thảm. Khi chúng ta nghe tới khái niệm “nạn nhân”, chúng ta liên tưởng ngay đến những điều tiêu cực, những người yếu thế. Đâu có tồn tại khái niệm “nạn nhân vĩ đại” hay “nạn nhân tốt bụng”… đúng không? Vậy, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, chúng ta nhất định đừng biến mình trở thành một nạn nhân.

Tại sao mọi người thích đặt mình trở thành một nạn nhân và tác hại của việc trở thành nạn nhân:

Đừng trở thành nạn nhân

Nguyên nhân bởi vì , chỉ khi là nạn nhân, ta mới có thể thất bại mà vẫn được cảm thông, thương xót, đồng cảm… Lúc này, họ có 1 nguyên nhân “rất-hợp-lý” để lý giải cho sự thất bại của mình.

Ví dụ 1: Đi làm, sếp bạn không thích bạn, có thể họ “đì” bạn (Cứ xem như là họ có lỗi thật đi), bạn buồn bã, thất vọng, ủ rũ… Bạn than phiền điều này với đồng nghiệp, bạn bè, và nhận được rất nhiều sự đồng tình từ họ. Sau đó bạn cảm thấy khá hơn với suy nghĩ “Mình chưa thành công là TẠI VÌ SẾP , không phải TẠI MÌNH (thật may quá!)”. Từ đó bạn xem sự thất bại này như một sự-thật-hiển-nhiên-không-thay-đổi-được. Bạn chấp nhận nó và nó trở thành cuộc đời của bạn. Và điều ác mộng nhất là bạn chấp nhận điều này một cách thoải mái, vì bạn có lý do cực kỳ chính đáng (ngay cả đồng nghiệp, bạn bè của mình cũng đồng tình cơ mà).

Nhưng hãy nhớ rằng: người đặt vị trí mình là một nạn nhân (cho dù đúng thực sự bạn là nạn nhân như vậy), có mọi thứ, trừ thứ mà họ muốn
Trong trường hợp này, những thứ bạn có là : sự đồng cảm, đồng tình của những người xung quanh, những người cùng phe nói xấu sếp sau giờ làm việc, những hội nhóm trong group chat đồng quan điểm với bạn, sự thoải mái cho việc không thể thăng tiến… Bạn có tất cả những điều đó. Chỉ duy nhất 1 điều bạn không có : SỰ THĂNG TIẾN & THÀNH CÔNG. 

Dành ra 5 giây thật lòng: bạn có hạnh phúc hay không? Đặt mình làm nạn nhân, bạn hoàn toàn không có sự chủ động trong việc thay đổi thế cục. Cuộc chơi nằm trong tay kẻ khác. Bạn chỉ có 1 niềm an ủi duy nhất là có ai đó phải chịu vai phản diện trong cuộc sống của mình.

Ví dụ 2: bạn ra thành lập công ty, sau đó thất bại. Bạn tự an ủi: “mình chẳng qua là nạn nhân của thời cuộc, của nền kinh tế đang khủng khoảng, tại vì xui quá mới mở ra cái dịch ập đến thôi, tại vì xui quá gặp ngay khách hàng không đàng hoàng thôi, tại vì xui quá nhân viên của mình không giỏi thôi,… nếu không thì …”. Vâng, và sau khi liệt kê ra 1001 thủ phạm gây ra sự thất bại, bạn thấy rất thoải mái, thậm chí còn đi tìm thêm “đồng minh” ở những buổi nhậu, những buổi cà phê. Và đa phần, theo luật hấp dẫn- bạn tìm được “đồng minh” của mình thật sự, tầm của bạn ở đâu thì tầm của những người bạn của bạn ở đó. Nếu bạn là nạn nhân, xin chúc mừng, bạn sẽ thu hút những mối quan hệ đầy rẫy những nạn nhân. Họ cũng sẽ đồng tình với bạn (vì họ cũng đang như thế). Và như tôi đã nói, đó là tất cả những gì bạn có, trừ một doanh nghiệp thành công 🙂

Giải pháp

Bước 1: TỪ CHỐI trở thành nạn nhân. Kiên quyết : TÔI KHÔNG PHẢI LÀ NẠN NHÂN.
Bước 2: Nhận trách nhiệm . Kết quả này là do TÔI chứ không phải ai khác (Kể cả vấn đề đó là của ai khác thật sự)
Bước 3: đưa ra giải pháp : TÔI CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ THAY ĐỔI KẾT QUẢ NÀY

Quay lại ví dụ 1: sếp đối xử tệ với mình, đừng bao giờ trông đợi việc họ sẽ thay đổi. “Tự nhiên” một ngày đẹp trời họ đến và nói :” Em ơi cho anh xin lỗi em, thời gian qua anh đã quá sai với em, từ nay anh sẽ đối tốt với em”. Chẳng bao giờ có chuyện đó cả. Nếu bạn có suy nghĩ như vậy, thì ngoài việc bị động chờ đợi, bạn chẳng thể làm được điều gì khác. Hãy thực hiện theo 3 bước nêu trên

Bước 1 – TỪ CHỐI LÀM NẠN NHÂN : Trong việc tôi không thăng tiến, tôi chính là thủ phạm gây ra vấn đề trên, chứ không phải là nạn nhân nào cả
Bước 2 – NHẬN TRÁCH NHIỆM: do tôi làm chưa đủ nỗ lực , thời gian, hoặc do tôi đang đi sai hướng
Bước 3 – ĐƯA RA GIẢI PHÁP : tôi cần nỗ lực nhiều hơn (đi làm sớm, đi về trễ, tập trung hơn, …) tôi cần kiên nhẫn hơn (dành ra thêm thời gian dài hơn cho công việc, ngừng tư duy ngắn hạn), tôi cần thay đổi hướng đi (tự tìm giải pháp hoặc tìm sự giúp đỡ)

Kinh nghiệm cá nhân – Đừng trở thành nạn nhân!

Đừng trở thành nạn nhân

Trong gần 10 năm làm việc tại công ty, bản thân tôi cũng đã từng gặp hằng tá những lần thất bại, kết quả không như mong đợi. Vào những lúc đó, tôi thường dành thời gian cả ngày, thậm chí hàng tuần, để tìm ra những thủ phạm gây ra vấn đề của mình : khi thì do sếp, khi thì do đồng nghiệp, khi thì do khách hàng, cũng đôi khi là do … không được may mắn! Sau khi đã tìm ra đủ hung thủ, tôi cảm thấy rất thoải mái, khuây khoả. Tôi có tất cả vào thời điểm đó, trừ đúng thứ tôi muốn : một vị trí cao hơn, một mức lương cao hơn, sự trọng dụng của sếp, sự tôn trọng của đồng nghiệp … Khi quay về với thực tại, tôi vẫn phải đối diện với hiện thực đó, và quả thật, tôi không cảm thấy vui chút nào. Sau này, khi thay đổi suy nghĩ, dần nhận nhiều trách nhiệm hơn cho thất bại của chính mình. Ít đổ lỗi hơn, tôi cảm thấy khá khó chịu khi mất tất cả những gì đã từng khiến mình thoải mái, nhưng có duy nhất một thứ – đó là THỨ TÔI MUỐN. Thực ra, trở thành nạn nhân cũng không có gì là xấu, miễn là bạn hạnh phúc với thứ mà bạn nhận được, và đừng bao giờ thắc mắc tại sao tôi không có những thứ mà tôi mong muốn.

Bài viết tham khảo phần lớn từ : web5ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo