Có nên tìm kiếm sự hoàn hảo trong những việc mình làm ?
Đã bao nhiêu lần bạn rất quyết tâm thay đổi hình thể, có một body thật đẹp, mặc được bất kỳ bộ quần áo nào tuỳ thích.
- Do đó, bạn lên kế hoạch đi tập thể dục để giảm cân.
- Bạn lên mạng, search về lịch trình tập hiệu quả nhất , bạn dành hàng tuần lễ để xem hàng chục video trên youtube hướng dẫn.
- Ở mỗi video, mỗi động tác họ hướng dẫn, bạn lại đắm chìm trong việc tìm hiểu xem “Làm thế nào để thực hiện động tác đó một cách hoàn hảo nhất”
Giả dụ như bài tập yêu cầu rằng : hít đất 10 cái. Thay vì hít đất , bạn tìm câu trả lời cho 1001 câu hỏi nhằm hướng tới sự hoàn hảo :
- Hít như thế nào để vào ngực chứ không vào vai
- Hít như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất
- Lúc hít đất, ngón tay phải để như thế nào
- Hít đất lúc mấy giờ thì hiệu quả
- Abc và xyz …

Những sự việc tương tự như trên xảy ra rất nhiều đối với các thói quen khác mà bạn muốn xây dựng (đọc sách, dậy sớm …)
Trong cuốn sách “Atomic Habits” của tác giả James Clear , anh đã đưa ra một thí nghiệm thực tiễn ở Đại Học Florida. Vào ngày đầu tiên lên lớp dạy chụp ảnh , vị giáo sư đứng lớp đã chia các sinh viên làm 2 nhóm


Thật ngạc nhiên, vào cuối kỳ, tấm ảnh đẹp nhất lại là tấm thuộc về nhóm 1. Những sinh viên của nhóm này do bị đánh giá dựa trên “số lượng” bức ảnh chụp được, nên họ đã chụp hàng trăm tấm ở các góc độ khác nhau. Và ở mỗi lần chụp sau lại tiến bộ hơn lần trước đó.
Trong khi những sinh viên thuộc nhóm 2, chỉ chăm chú tìm cách nào để chụp bức ảnh “hoàn hảo nhất” , đến nỗi họ quên mất rằng mình cần bắt tay vào thực hiện.
Trong thực tế, không ít người biết được lý thuyết trên, họ biết rằng cần phải hành động thực tế để đạt được hiệu quả, nhưng họ vẫn làm như vậy. Nguyên nhân tại sao ?

Vì vậy, nếu bạn muốn thành thạo một kỹ năng hay thói quen nào đó, cái ta cần không phải là tìm kiếm sự hoàn hảo, chìa khoá là nằm ở việc lặp đi lặp lại việc đó một cách đều đặn, rồi nó sẽ tự động hoàn hảo.
Bài viết có tham khảo ý tưởng từ :
- Sách “Atomic Habits” của tác giả James Clear
- Audio của Thầy Năm kênh web5ngay : “Nguyên tắc 100”
- Ý tưởng được trích trong Podcast của Thầy Năm kênh web5ngay : “Lượng đủ thì chất đổi”