Bình nguyên năng lực tiềm ẩn (nguyên văn : the lag time between doing what we need to do and see the result we want to see)
Chúng ta thường kỳ vọng tiến trình sẽ diễn ra tuyến tính. Hoặc giả ít nhất là ta muốn nó xảy ra nhanh. Thực tế là kết quả từ nỗ lực của ta thường có độ trễ nhất định. Phải đến nhiều tháng hay nhiều năm sau ta mới nhận ra giá trị thực sự của công sức đã bỏ ra trước đó. Điều này có thể dẫn đến “thung lũng thất vọng”, nơi người ta cảm thấy thoái chí sau khi đã bỏ ra hàng tuần hàng tháng trời nỗ lực mà không đạt được kết quả gì. Tuy vậy, công sức này không hề bỏ phí. Chỉ đơn giản là công sức đang được tích lũy. Phải đến rất lâu sau đó thì giá trị trọn vẹn của các nỗ lực trước đây mới lộ diện. Lúc này, họ “wao” lên khi gặp bạn, ước ao có được kết quả như bạn, ngưỡng mộ tài năng và những gì bạn có. Họ nghĩ rằng nếu được như vậy thì ắt hẳn sẽ hạnh phúc lắm, rằng thành công của bạn là kết quả xảy đến sau một đêm. Họ không biết rằng đã có bao nhiêu “thung lũng thất vọng” mà bạn đã vượt qua – hết lần này tới lần khác.
Điều này tựa như áp lực địa chất phiên bản con người vậy. Hai mảng kiến tạo có thể va chạm xay xát với nhau trong hàng triệu năm, áp lực dần dần tích tụ theo thời gian. Rồi một ngày nào đó, chúng cọ xát lên nhau thêm một lần nữa, theo cùng một kiểu đã diễn ra từ trước tới giờ, nhưng lần này sức ép trở nên quá lớn. Một trận động đất nổ ra. Thay đổi có thể mất rất nhiều năm trước khi toàn bộ xảy ra một lần.
Thành thạo một cái gì đó đòi hỏi sự nhẫn nại. Đội San Antonio Spurs, một trong những đội bóng rổ thành công nhất lịch sử giải NBA, treo một câu trích ngôn từ nhà cải cách xã hội Jacob Riis trong phòng thay đồ của họ: “Khi dường như không có thứ gì hiệu quả, thì tôi đi ra ngoài quan sát một người cắt đá đang đập vào tảng đá, có lẽ cũng phải trăm lần mà không thấy có một vết nứt nào cả. Vậy mà vào lần gõ thứ một trăm lẻ một, tảng đá nứt làm đôi, và tôi hiểu rằng không phải cái nhát gõ cuối cùng đó làm nó vỡ ra – mà là toàn bộ những gì xảy ra trước đó.”
Những điều lớn lao luôn đến từ các khởi đầu nho nhỏ. Hạt mầm của mỗi thói quen đều bắt nguồn từ một quyết định nhỏ lẻ. Nhưng khi quyết định ấy được lặp đi lặp lại, một thói quen sẽ nảy nở và lớn mạnh. Rễ của nó sẽ bám vào đất và cành nhánh sẽ phát triển. Nhiệm vụ phá bỏ một thói quen có hại cũng tựa như đào bỏ tận gốc một cây sồi lâu năm bên trong chúng ta. Và xây dựng một thói quen tốt cũng giống như khi bạn đang tưới tắm một bông hoa xinh xắn tại thời điểm này.
Nhưng điều gì quyết định liệu ta có thể gắn bó với một thói quen đủ lâu để vượt qua Bình nguyên Năng lực tiềm ẩn và đột phá bờ bên kia? Điều gì đã khiến cho một số người trượt vào các thói quen không mong muốn trong khi người khác thì đang tận hưởng các tác động kép của thói quen tốt?
Xem thêm : Sách Quẳng gánh lo đi và vui sống
Mua bản full sách tại đây : Atomic Habits – thay đổi tí hon, hiệu quả bất ngờ