Bốn vấn đề phát sinh nếu ta chỉ tập trung vào mục tiêu mà quên đi hệ thống
Vấn đề 1: Người thắng hay kẻ thua đều có cùng mục tiêu
Việc thiết lập mục tiêu đang khiến ta trở thành nạn nhân của “định kiến về người sống sót”. Chúng ta tập trung vào người đã chiến thắng – (những kẻ sống sót). Và hiểu sai rằng các mục tiêu tham vọng dẫn đến thành công của họ chính là nguyên nhân của chiến thắng, trong khi đã bỏ qua những người y như vậy nhưng không thành công.
Mỗi vận động viên Olympic đều mong muốn thành công – giành được huy chương. Mỗi một ứng viên tìm việc đều mong muốn tìm được vị trí. Và nếu người thành công hay thất bại cùng chia sẻ 1 mục tiêu, thì rõ ràng đó không phải điểm khác biệt cốt lõi để phân biệt người thắng và kẻ bại.
Vấn đề 2: Đạt được mục tiêu chỉ là một thay đổi tạm thời.
Hãy tưởng tượng bạn có một văn phòng bừa bộn và bạn quyết tâm dọn dẹp nó. Nếu bạn gom đủ năng lượng để thu dọn thì bạn sẽ có một căn phòng sạch sẽ gọn gàng VÀO LÚC NÀY. Nhưng nếu bạn tiếp tục duy trì tính luộm thuộm hoặc vẫn giữ thói tích trữ đồ đạc từ lúc đầu đã dẫn tới một căn phòng lộn xộn như bây giờ thì sớm muộn gì bạn cũng thấy một núi đồ linh tinh, và ngồi cầu mong mình có thêm một liều động lực nào đấy. Bạn sẽ thấy mình mãi chạy theo một kết quả như cũ bởi vì bạn không thay đổi hệ thống đằng sau nó. Bạn xử lý nhanh một triệu chứng mà không xem xét nguyên nhân.
Đạt được mục tiêu chỉ thay đổi cuộc sống của bạn trong khoảnh khắc. Ta nghĩ ta cần thay đổi kết quả – nhưng kết quả không phải vấn đề. Cái chúng ta thực sự cần thay đổi là hệ thống đã dẫn tới kết quả này. Khi bạn xử lý vấn đề trên bình diện kết quả, bạn chỉ giải quyết được ở mức độ tạm thời. Để cải thiện được tốt hơn, bạn cần giải quyết vấn đề ở cấp độ hệ thống. Sửa chữa đầu vào rồi thì đầu ra sẽ tự động thay đổi.
Vấn đề 3: Giới hạn hạnh phúc của bạn.
Có một giả định ngầm rằng sau mỗi mục tiêu là: “Chừng nào tôi đạt được mục tiêu – tôi mới hạnh phúc”. Vấn đề trong trạng thái tinh thần của người đặt-mục-tiêu-lên-hàng-đầu đó là: Họ liên tục đặt hạnh phúc qua một bên cho tới khi đạt được cột mốc tiếp theo. Hàng năm trời với họ, hạnh phúc là thứ gì đó xa vời mà chỉ có cái tôi tương lai mới được hưởng.
Thêm nữa, mục tiêu đặt ra một mâu thuẫn: “Hoặc cái này – hoặc cái kia”. Bạn đặt mục tiêu đề ra và thành công HOẶC nếu không, bạn thất bại, thất vọng.
Thực ra, cuộc sống không vận hành như vậy. Bạn đặt ra kế hoạch, vẽ ra con đường đi tới mục tiêu, chia con đường ra làm nhiều phần nhỏ cần thực hiện. Sau đó bạn thực hiện chúng mỗi ngày. Sẽ có ngày bạn thất bại – bạn thất vọng và sửa chữa. Cuối cùng, kể cả kết quả có không như bạn mong muốn, bạn cũng đã hạnh phúc với những gì mình đã làm được.
Vấn đề 4: Trục trặc với những quá trình dài hạn.
Sau cùng thì, một tư duy hướng tới mục tiêu có thể khiến bạn ăn mừng quá trớn và không thể kéo dài. Rất nhiều người sau khi đạt được những gì mình đặt ra như giảm được số cân nặng nhất định, họ ăn mừng thả ga và trở lại tình trạng trước đó. Khi tất cả những khổ luyện của bạn đều nhằm vào một mục tiêu cụ thể thì khi đạt được, bạn không còn động lực để duy trì nữa.
“Kết quả của việc đặt mục tiêu là thắng cuộc chơi
Kết quả của việc xây dựng hệ thống là tiếp tục cuộc chơi”
Nếu bạn có tư duy dài hạn, bạn phải giảm tư duy ngắn hạn. Nó không phải là việc bạn thực hiện được mục tiêu đơn lẻ nào, nó là câu chuyện về vòng tuần hoàn của việc cải thiện liên tục. Cuối cùng, chính sự cam kết của bạn với quá trình mới là thứ quyết định thành công lâu dài của bạn
Xem thêm : Sách Quẳng gánh lo đi và vui sống
Mua bản full sách tại đây : Atomic Habits – thay đổi tí hon, hiệu quả bất ngờ