Vì sao ta dễ lặp lại các thói quen xấu và khó hình thành những thói quen tốt như vậy?
Có thể dễ dàng thấy được – trong cuộc sống, ta thường cảm thấy khó khăn để duy trì các thói quen tốt (đọc sách, tập thể dục…) nhưng lại rất dễ trung thành với những thói quen xấu (Dậy trễ, xem tivi, lướt facebook…)
Nguyên nhân là vì sao? Ở đây chúng ta có 2 nguyên nhân chính
- Chúng ta đang thay đổi sai việc
- Chúng ta đang thay đổi sai cách
Ba cấp độ thay đổi hành vi
Khi thay đổi bất cứ một hành vi nào, đều có 3 phần : Kết quả – Quy trình – Căn tính
- Kết quả chính là thói quen mà ta muốn đạt được
- Quy trình là các bước ta làm để đạt được kết quả đó
- Căn tính chính là con người ta muốn trở thành, là niềm tin, là thế giới quan của ta
Thông thường, ta hay thay đổi thói quen theo thứ tự từ ngoài vào trong: Thay đổi kết quả – thay đổi quy trình – thay đổi căn tính. Đây được gọi là người thay đổi thói quen dựa trên kết quả, và đa phần những người này thường hay thất bại. Trong khi đó, nếu bạn thay đổi thói quen theo thứ tự từ trong ra ngoài : Thay đổi căn tính – thay đổi quy trình – và cuối cùng mới thay đổi kết quả (Người thay đổi thói quen dựa trên căn tính), thì khả năng bạn thay đổi và duy trì thói quen này sẽ cao hơn rất nhiều
Ví dụ như thói quen hút thuốc lá:
Hành vi phải đi kèm với căn tính thì mới mong duy trì lâu bền. Hành vi mà không tương thích với căn tính thì chỉ là giả tạo.
- Bạn cho tiền người ăn xin nhưng nếu tâm bạn vẫn đắn đo (liệu mình có bị lừa,…) thì hành vi này khá vô nghĩa, bạn sẽ không thể duy trì dài lâu
- Căn tính của bạn là người thích hưởng thụ thì bạn sẽ có thiên hướng tiêu xài quá số tiền mình làm ra, mặc dù bạn đang cố gắng tiết kiệm
- Căn tính của bạn là người thích nhàn hạ thì bạn sẽ có xu hướng thư giãn, mặc dù bạn mong muốn khoẻ mạnh và có cố gắng xây dựng thói quen tập thể dục.
Rất khó để thay đổi hành vi nếu bạn không thay đổi niềm tin và căn tính. Bạn có thể có mục tiêu mới, kế hoạch mới, nhưng con người vẫn đang “cũ”
Thay đổi hành vi đích thực chính là sự thay đổi về căn tính. Lý do duy nhất giúp bạn duy trì được thói quen là vì thói quen ấy đã trở thành một phần căn tính của bạn.
- Mục tiêu không phải đọc 100 quyển sách, mục tiêu trở thành người ham mê đọc sách.
- Mục tiêu không phải tham gia chạy marathon, mục tiêu trở thành người biết quan tâm đến sức khoẻ, người có thói quen chạy bộ.
- Mục tiêu không phải là tập thể dục, mục tiêu là người sống có thói quen lành mạnh
Hẳn nhiên, như tất cả mọi thứ về tạo lập thói quen, đây cũng là con dao 2 lưỡi. Khi làm việc cho bạn, căn tính là đồng minh, nhưng khi chống lại bạn, căn tính lại là kẻ thù. Không khó khi nhìn thấy xung quanh mình những người có căn tính hoàn toàn sai lệch.
- “Tôi không phải là kiểu người dậy sớm”
- “Tôi thô lỗ chẳng qua là vì tôi thẳng tính”
- “Tôi không phải người giỏi chi li chi tiết”
Nên nhớ: một điều dối trá lặp đi lặp lại đủ số lần sẽ trở thành sự thật.
Xem thêm : Sách Quẳng gánh lo đi và vui sống
Mua bản full sách tại đây : Atomic Habits – thay đổi tí hon, hiệu quả bất ngờ